Nội dung chính
- 1 Dịch vụ Sơn Epoxy nhà xưởng giá rẻ tại Bình Dương
- 1.1 Ưu điểm của sơn Epoxy nhà xưởng
- 1.2 Các loại sơn Epoxy trên thị trường hiện nay
- 1.3 Quy trình thi công sơn epoxy nhà xưởng
- 1.3.1 Bước 1: Tạo nhám sàn bê tông nhà xưởng
- 1.3.2 Bước 2: Xử lý bề mặt nhà xưởng
- 1.3.3 Bước 3: Sơn 1 lớp lót Epoxy trên bề mặt bê tông đã xử lý
- 1.3.4 Bước 4: Tiến hành thi công lớp sơn Epoxy trung gian
- 1.3.5 Bước 5. Chà nhám
- 1.3.6 Bước 6: Thi công lớp sơn phủ thứ hai
- 1.3.7 Bước 7: Kiểm tra, nghiệm thu và bàn giao công trình
Dịch vụ Sơn Epoxy nhà xưởng giá rẻ tại Bình Dương
Hiện nay, sơn Epoxy đang được sử dụng rộng rãi chó nhiều mặt phẳng như nền, sàn, tường, tầng,…. Với những tính năng nổi bật giúp cho quá trình bảo vệ mặt phẳng cùng các hoạt động phục vụ hoạt động diễn ra trên đó hiệu quả và tiện nghi hơn. Một số đặc tính nổi bật giúp sơn Epoxy ngày càng được sử dụng nhiều hơn bao gồm:
Ưu điểm của sơn Epoxy nhà xưởng
Thẩm mỹ cao: Sơn Epoxy giúp cho bề mặt có độ bóng cao, màu sắc tươi sáng và khó phai hơn, đảm bảo được các yêu cầu về mặt thẩm mỹ.
Bền chắc và chất lượng: Chất lượng của sơn được đảm bảo từ chính các nguyên vật liệu cùng với chế độ bảo hành lên đến 12 tháng cho khách hàng.
Chống bám bụi, dễ dàng vệ sinh lau chùi: Vì có độ bóng mà sơn mang lại nên khả năng bám bụi trên mặt sơn rất thấp. Khiến cho quá trình vệ sinh, lau chùi diễn ra nhanh chóng và dễ dàng hơn.
Khả năng chống thấm: Sơn Epoxy có khả năng chống thấm cao. Sau khi khô có thể chống thấm hoàn toàn với nước. Tính năng này rất phù hợp để sử dụng cho hồ bơi hay bể chứa nước sạch.
Khả năng chịu lực, ma sát tốt: Tính năng này giúp cho sơn Epoxy được sử dụng nhiều trong các công trình như : nhà xưởng, nhà kho hay tầng hầm.

Các loại sơn Epoxy trên thị trường hiện nay
Để phân loại sơn Epoxy thì chúng ta có thể dựa trên tính chất, đặc điểm của nó để phân loại theo chức năng hay cấu tạo, sau đó có thể chọn được loại sơn phù hợp để thi công. Cụ thể:
Phân loại dựa trên chức năng
Dựa trên chức năng thì sơn Epoxy nhà xưởng được chia làm 2 loại là sơn Epoxy hệ lăn và sơn Epoxy hệ tự san. Trong đó, sơn hệ tự san chỉ có thể sử dụng cho các bề mặt phẳng mà không sử dụng được cho bề mặt đứng.
Sơn epoxy hệ lăn: Là loại sơn gồm có 2 thành phần chính được thi công theo phương pháp sử dụng rulo lăn sơn. Loại sơn này thường thi công với 3 lớp sơn là: 1 lớp sơn lót và 2 lớp sơn phủ hoàn thiện bề mặt. Sau khi thi công thì chiều dày màng sơn thường đạt khoảng 0.03mm – 0.04m, tối đa là 0.05mm.
Sơn epoxy hệ tự san: Đây là loại sơn Epoxy gồm có 2 thành phần thi công theo phương pháp đổ sơn xuống sàn rồi dùng bàn gạt cao su hay bàn gạt kim loại cán sơn. Mỗi lần sơn sẽ đổ ra khoảng vài m2, tùy vào mục đích sử dụng, kinh phí mà độ dày màng sơn sẽ khác nhau. Độ dày màng sơn thường nằm trong khoảng 1mm – 3mm, độ dày chuẩn là 3mm.
Phân loại dựa theo cấu tạo
Nếu phân loại theo cấu tạo thì sơn epoxy sẽ bao gồm 2 loại là sơn gốc nước và sơn epoxy gốc dầu. Sự khác biệt cơ bản giữa 2 loại sơn này chính là thành phần cấu tạo của sơn. Hệ gốc nước sẽ an toàn cho người sử dụng và thợ thi công hơn. Trong khi đó hệ gốc dầu lại độc hại hơn nhưng độ bóng cũng như bám dính thì cao hơn nhiều.

Quy trình thi công sơn epoxy nhà xưởng
Bước 1: Tạo nhám sàn bê tông nhà xưởng
Trước khi tiến hành thi công sơn Epoxy nhà xưởng thì toàn bộ bề mặt sàn cần được tạo nhám bằng máy mài công nghiệp. Quá trình tạo nhám sẽ giúp cho lớp sơn lót liên kết và bám dính tốt hơn với mặt sàn và lớp sơn phủ sau này. Đồng thời, công đoạn này cũng sẽ giúp loại bỏ các dị vật còn sót lại ở trên mặt sàn.
Bước 2: Xử lý bề mặt nhà xưởng
Thông thường, sàn nhà xưởng sẽ có các vị trí lồi lõm, không bằng phẳng và khuyết tật nhất định. Trước khi thi công sơn Epoxy nhà xưởng thì cần phải xử lý, loại bỏ hết những vấn đề này bằng vữa trám trét chuyên dụng cho sàn bê tông.
Bước 3: Sơn 1 lớp lót Epoxy trên bề mặt bê tông đã xử lý
Lớp sơn lót Epoxy 2 thành phần giúp che lấp những khuyết tật trên bề mặt sàn. Đồng thời thẩm thấu vào nền bê tông khiến cho độ cứng gia tăng, tạo liên kết trung gian và tăng độ kết dính cho lớp sơn phủ sau này. Trước khi thi công lớp sơn lót cần phải kiểm tra thật kỹ bụi bẩn. Các vị trí sàn bê tông yếu sẽ dễ dàng hút khô lớp lót này. Vì vậy cần phải lăn thêm 1 lớp sơn lót nữa để bảo đảm được độ bám dính tốt cho lớp sơn epoxy và bề mặt bê tông.
Bước 4: Tiến hành thi công lớp sơn Epoxy trung gian
Lớp sơn Epoxy trung gian sẽ tăng độ cứng và che lấp những khuyết tật còn sót lại trên bề mặt hiệu quả. Trong quá trình thi công phải trộn thật đều và đúng tỷ lệ 2 thành phần của sơn, sử dụng roller lăn trải đều toàn bộ sơn lên mặt nền bê tông theo định lượng mà nhà sản xuất đưa ra.
Bước 5. Chà nhám
Sau khi hoàn thiện lớp sơn Epoxy trung gian, sử dụng máy đánh nhám để loại bỏ những hạt cát li ti có trên mặt sàn sau đó tiến hành sơn lớp sơn Epoxy phủ cuối cùng lên.
Bước 6: Thi công lớp sơn phủ thứ hai
Là lớp sơn hoàn thiện bề mặt nhà xưởng nên nó có tính quyết định rất lớn đến tính thẩm mỹ, chất lượng của công trình. Khi thi công lớp sơn phủ thứ 2 này cần phải lăn roller đều tay. Phải thật tỉ mỉ và cẩn thận, tuân theo định mức nhà sản xuất đưa ra.
Bước 7: Kiểm tra, nghiệm thu và bàn giao công trình
Sau 24h lớp sơn Epoxy sẽ khô bề mặt và sau 7 ngày sẽ khô hoàn toàn. Sau khi lớp sơn đã khô bề mặt thì cả người và những vật nhẹ có đều có thể di chuyển trên mặt sàn. Và sau khi khô hoàn toàn cần tiến hành kiểm tra lại bề mặt, nghiệm thu và bàn giao công trình cho khách hàng.

Trên đây là những quy trình thi công sơn Epoxy nhà xưởng tiêu chuẩn mà chúng tôi muốn cung cấp đến các bạn. Chúng tôi hy vọng rằng với những chia sẻ về sơn Epoxy mà chúng tôi vừa đưa ra sẽ giúp quý khách hàng dễ dàng theo dõi tiến độ công việc. Qua đó có được góc nhìn tốt hơn và thêm phần tin tưởng về sản phẩm này. Để được tư vấn báo giá dịch vụ trọn gói hãy liên hệ ngay với chúng tôi qua hotline 0946.469.797 nhé.